Chuyển đến nội dung chính

[HẺM IT] Bạn có biết về những bí mật ít người biết về chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới?

 🤔 Chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới với những bí mật ít người biết 🤔

📞Chúng ta đã thực hiện cuộc gọi đầu tiên trên điện thoại di động vào khoảng 50 năm trước. Chiếc điện thoại ấy chính là tiền đề cho sự phát triển của những thiết bị di động. ✨

⭐ Cho đến tận bây giờ, chiếc điện thoại di động đã trở thành một phụ kiện không thể thiếu đối với con người. 💁 Theo ước tính, số lượng điện thoại smartphone được sử dụng là khoảng 1 tỷ thiết bị trên toàn cầu.

----------------------------------------------------

📌 Theo Tạp chí điện tử Người đưa tin

Ngày mùng 10 tháng 3 năm 1876 được coi là mốc son đầu tiên đánh dấu sự ra đời của điện thoại mà người cha phát minh ra nó là Alexander Graham Bell. Đây thực sự là một bước tiến công nghệ đột phá, nó đã mở ra cả một kỷ nguyên phát triển mới trong lịch sử thông tin liên lạc, thay thế cho phương thức cũ thô sơ là điện báo trước đó.

Sau đó, vào tháng 6 năm 1876, máy điện thoại lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong hội chợ triển lãm “Contennial Exposition” ở Philadelphia. Trong giai đoạn đầu, chiếc điện thoại được thiết kế khá kiểu cách và cầu kỳ với hai nét đặc trưng là có hai đầu, một ống để nói và một ống để nghe và chỉ có người giàu mới có khả năng sở hữu chúng.

Ra mắt vào năm 1967, "Carry phone" được coi là chiếc điện thoại "di động" đầu tiên, là một bước tiền gần hơn tới mẫu điện thoại di động nguyên bản. Tuy nhiên, dù gọi là di động nhưng người dùng lúc nào cũng phải vác cái hộp máy to lù lù và nặng đến 4-5 kg như cái va-li, trong khi giá thành lại không hề rẻ làm cho sản phẩm này rốt cuộc cũng không được phổ biến rộng rãi.

ngày quan trọng đánh dấu một sự bứt phá trong lịch sử điện thoại thế giới đã đến, 3 tháng 4 năm 1973, người nắm giữ khoảnh khắc này chính là một kĩ sư đến từ công ty Motorola có tên Marty Cooper. Từ thị trấn Mahattan, ông đã gọi Joel Engel – người đứng đầu phòng nghiên cứu Bell Labs, một trong những đối thủ lớn của Motorola lúc bấy giờ - với nội dung: “Joel này, Marty đây. Tôi đang gọi cho ông từ một chiếc điện thoại di động cầm tay thực sự.”

Với cuộc gọi lịch sử này, Marty đã khẳng định với những đối thủ khác, Motorola chính là công ty đầu tiên mang thiết bị điện thoại di động đến thế giới với tên gọi Motorola DynaTAC 8000x.

Bước sang tuổi thứ 47, Motorola DynaTAC 8000x, là thiết bị đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng ngành công nghiệp di động phát triển rực rỡ của hôm nay. Khi ấy thiết bị này có trọng lượng lên đến 1,13kg, thời lượng pin cho việc đàm thoại liên tục khoảng 20 phút, và thời gian sạc pin cực kỳ ấn tượng, cần đến 10 giờ để sạc đầy pin cho Motorola DynaTAC 8000x.

Được giới thiệu lần đầu vào năm 1973, nhưng phải chờ đến 10 năm sau ủy ban Truyền thông liên bang Hoa Kỳ FCC mới cấp phép cho thiết bị này được bán trên thị trường. Ban đầu, nó có giá lên tới 3995 USD (khoảng gần 84 triệu đồng). Trọn bộ sản phẩm bao gồm: Một thân máy, 1 pin trọng lượng nhẹ, bộ sạc pin, sách hướng dẫn sử dụng, và có 3 phiên bản màu khác nhau cho người dùng lựa chọn. Chiếc điện thoại “khủng” này chính là tiền thân của những sản phẩm gọn nhẹ, và nhiều tính năng hiện đại sau này.

link bài cho design (Những bí mật ít người biết về chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới (nguoiduatin.vn)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuật toán lùa bò vào chuồng(Đếm phân phối)

Làm cách nào từ một coder chân chính  trở thành một người chăn bò 😃😃 Chắc hẳn trong lập trình chúng ta không khó để gặp gỡ các bài toán đếm.Tuy nhiên việc thực hiện các bài toán đếm thường được diễn ra trên dữ liệu lớn, nếu các bạn không biết cách tổ chức dữ liệu và thực hiện  thuật toán hiệu quả thường sẽ dẫn đến kết quả sai lầm. Vì vậy trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua một trong những cách tiếp cận bài toán đếm đó là thuật toán lùa bò vào chuồng hay còn gọi là đếm phân phối. 1. Đặt vấn đề: Ban đầu bạn có một mảng số gồm N phần tử ( N <10^5) mỗi giá trị trong mảng đều bé hơn hoặc bằng 100. Bạn được giao nhiệm vụ đếm xem trong mảng số đó có bao nhiêu phần tử riêng biệt.      VD: N=10      arr []  =   1 6 9 1  7 9 9 9 2 3 => 6 phần tử riêng biệt. 2.Thuật toán lùa bò vào chuồng:   Tư tưởng của thuật toán: giả sử bạn là một người nông dân sở hữu một nông trại bò và bạn cần phải đếm chính xác số lượng những chú bò trong trang trại để dễ quản lý. Vi những chú bò

Vét cạn hay duyệt trâu (Brute Force)

Thuật toán vét cạn:  Thuật toán vét cạn hay duyệt trâu (Brute Force) được  hiểu đúng như tên gọi của nó, chúng ta sẽ dùng những phương pháp đơn giản để duyệt qua toàn bộ các trường hợp của bài toán và bằng sức mạnh của máy  tính để tìm ra được đáp án chính xác thay vì dùng các thuật toán hiệu quả hơn .  VD: bài toán sống sót qua cuối tháng khi hết tiền tiêu:  Giải pháp của bài này là chúng ta sẽ dùng  vòng for vét can toàn bộ lương thực quanh nhà như mì tôm, hủ gạo... Để có thể tìm ra bữa ăn sống sót qua ngày và vì phải chạy đi tìm kiếm khắp nơi nên cách làm này sẽ có hơi tốn sức (dẫn đến chết đói). Có nhiều cách duyệt khác nhau như: Dùng nhiều vòng for If, else Đệ Quy, quay lui (Backtracking) Bitmask .... Giải thuật này thường rất hiệu quả với những bài toán có dữ liệu đầu vào nhỏ nhưng đối với các dữ liệu lớn hơn hay các bài toán phức tạp hơn sẽ tốn rất nhiều thời gian và đòi hỏi một lực code trâu bò để có thể vét cạn hết toàn bộ.

(MESEC) MỘT SỐ TRANG WEB LUYỆN TẬP OSINT CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

OSINT là một trong các mảng của hình thức Jeopardy CTF và đang dần tiếp cận được với nhiều người hơn bởi những lợi ích mà nó đem lại. Vậy OSINT là gì? OSINT (Open Source Intelligency) là thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ thông tin nào có thể được thu thập hợp pháp từ các nguồn công khai, miễn phí về một cá nhân hoặc tổ chức. Trên thực tế, bất cứ hoạt động nào thông qua Internet đều phải để lại các thông tin có thể thu thập được, từ thông tin về tên miền, máy chủ web, máy chủ e-mail đến các file tài liệu, bài thuyết trình, video, hình ảnh… và cả những bài post, comment, hashtag trên các mạng xã hội có liên quan đến từ khóa nào đó. OSINT cũng là công cụ mà giới tội phạm mạng dùng để nghiên cứu thông tin đối tượng mà họ nhắm tới trước khi tấn công. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại thì doanh nghiệp cũng có thể dùng để điều tra xác minh đối tác giao dịch qua mạng để phát hiện những dấu hiện khả nghi. Trong bài viết ngày hôm nay, MeSec sẽ đề xuất một vài trang web sẽ giúp cho bạn học tập và rèn luyện