Chuyển đến nội dung chính

Gõ phím nhanh có lợi như thế nào trong lập trình?

""
Hoa hồng màu đỏ
Violet thì xanh""
Liệu  bạn đã biết bạn gõ phím nhanh cỡ nào?? 
Bạn có biết rằng sinh viên đạt điểm trung bình cao hơn 23 phần trăm trong các bài kiểm tra khi họ là những người đánh máy thành thạo không?
Một coder chân chính không chỉ được đánh giá qua mức độ tư duy , sự am hiểu về thuật toán và những dòng code mà bên cạnh đó một tiêu chí đánh giá không kém phần là tốc độ đánh máy của họ và trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một tốc độ đánh máy như thế nào là phù hợp và cũng như cách để chúng ta cải thiện kỹ năng này.

Lưu ý: bài viết sử dụng đơn vị WPM  nghĩa là Word per minute. Bên cạnh đó các mức độ chỉ hướng đến người trưởng thành và không xét đối với trể em và học sinh.

  1. CÁC MỨC ĐỘ GÕ PHÍM 


                                    "https://www.tckpublishing.com/how-to-double-typing-speed/"

  •     Tốc độ thấp 15WPM -25WPM

Ở tốc độ này bạn sẽ khá chậc vật, cũng như thiệt thòi trong  việc viết CODE.Nguyên nhân dẫn đến việc gõ phím chậm như vậy thường là do bạn vẫn chưa biết cách gõ 10 ngón hoặc bạn vẫn chưa biết hết về các phím tắt.Tuy nhiên nó cũng không quá đến mức là nghiêm trọng nên bạn cũng đừng quá lo lắng vì kỹ năng nào cũng có thể cải thiện.

  • Tốc độ trung bình và hiệu quả 40WPM-60WPM  trở lên

Khi bạn đạt đến tốc độ này bạn có thể thấy lợi ích lơn nhất mà nó mang lại chính là việc tiết kiệm thời gian. Giả sử bạn có thể gõ 25WPM và bạn cần nhập 10 email mỗi ngày cho công việc. Điều này có thể khiến bạn mất 80p mỗi ngày, mặt khác nếu bạn có thể gõ 50WPm bạn có thể hoàn thành task này chỉ với 40p tiết kiệm gấp đôi khoảng thời mà bạn phải bỏ ra và nếu xét trong một tuần thì bạn có thể tiết kiệm hơn 3 giờ đồng hồ hãy tưởng tượng với 3 giờ đó bạn có thể làm được nhiều điều tuyệt như thế nào.

  • Tốc độ cao  và hiệu quả 70WPM-90WPM trở lên

Xin chúc mừng bạn đã thành công. Với tốc độ này có lẽ bạn là một game thủ hoặc là một lập trình viên thiên tài .Trong các cuộc thi competitive programming tiêu biểu là các div của codeforces trong những vấn đề đầu với tốc độ này bạn có thể hoàn thành nhanh chóng việc viết code góp phần ảnh hưởng tích cực vô cùng to lớn với thứ hạng của bạn trong cuộc thi.

  • Tốc độ 100WPM trở lên 

Với  tốc độ kỷ lục thế giới hiện tại là 216 WPM bởi Stella Pajunas. Thì xin chúc mừng bạn chính thức lọt vào top 1% người gõ phím hàng đầu  trên thế giới.

2 .MỘT SỐ TRANG WEB ĐỂ LUYỆN GÕ PHÍM

  •     Keybr.com:

Web này sẽ giúp bạn học cách gõ cảm ứng , có nghĩa là gõ thông qua bộ nhớ cơ mà không cần sử dụng thị lực để tìm các phím trên bàn phím. Nó có thể cải thiện tốc độ đánh máy và độ chính xác của bạn một cách đáng kể. Ngược lại là kiểu gõ săn và mổ , một phương pháp gõ mà bạn nhìn vào bàn phím thay vì màn hình và chỉ sử dụng các ngón trỏ.

  • Luyện gõ 10 ngón - Touch Typing Study!:

Ở trang web này sẽ hướng dẫn cách gõ 10 ngõn cũng như hình ảnh trực quan các đặt vị trí các ngón tay tương ứng với các phím ở bên cạnh. Kèm theo đó web sẽ cung cấp các các bài luyện tập tương ứng với từng tổ hợp phím ở các ngón và kèm theo các trò chơi để bạn đỡ nhàm chán

  • Fastfingers:

Trang web này sẽ cung cấp cho bạn các bài gõ tiếng việt cũng như các bài tập để luyện tập, và điều đặt biệt ở trang web này bạn có thể lưu lại kỷ lục của mình và sẽ được xếp hạng trên bảng rank typing.
  • Typing.com
Trang Web này sẽ cung cấp cho các bạn các video hấp dẫn mô phỏng các vị trí đặt tay thích hợp và củng cố kỹ thuật Đo lường và theo dõi sự phát triển bằng các bài kiểm tra và đánh giá theo thời gian.Kèm theo đó là những tính năng tạo lớp học hoặc được kèm cập bởi các giáo viên






 


    
            
   




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuật toán lùa bò vào chuồng(Đếm phân phối)

Làm cách nào từ một coder chân chính  trở thành một người chăn bò 😃😃 Chắc hẳn trong lập trình chúng ta không khó để gặp gỡ các bài toán đếm.Tuy nhiên việc thực hiện các bài toán đếm thường được diễn ra trên dữ liệu lớn, nếu các bạn không biết cách tổ chức dữ liệu và thực hiện  thuật toán hiệu quả thường sẽ dẫn đến kết quả sai lầm. Vì vậy trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua một trong những cách tiếp cận bài toán đếm đó là thuật toán lùa bò vào chuồng hay còn gọi là đếm phân phối. 1. Đặt vấn đề: Ban đầu bạn có một mảng số gồm N phần tử ( N <10^5) mỗi giá trị trong mảng đều bé hơn hoặc bằng 100. Bạn được giao nhiệm vụ đếm xem trong mảng số đó có bao nhiêu phần tử riêng biệt.      VD: N=10      arr []  =   1 6 9 1  7 9 9 9 2 3 => 6 phần tử riêng biệt. 2.Thuật toán lùa bò vào chuồng:   Tư tưởng của thuật toán: giả sử bạn là một người nông dân sở hữu một nông trại bò và bạn cần phải đếm chính xác số lượng những chú bò trong trang trại để dễ quản lý. Vi những chú bò

Vét cạn hay duyệt trâu (Brute Force)

Thuật toán vét cạn:  Thuật toán vét cạn hay duyệt trâu (Brute Force) được  hiểu đúng như tên gọi của nó, chúng ta sẽ dùng những phương pháp đơn giản để duyệt qua toàn bộ các trường hợp của bài toán và bằng sức mạnh của máy  tính để tìm ra được đáp án chính xác thay vì dùng các thuật toán hiệu quả hơn .  VD: bài toán sống sót qua cuối tháng khi hết tiền tiêu:  Giải pháp của bài này là chúng ta sẽ dùng  vòng for vét can toàn bộ lương thực quanh nhà như mì tôm, hủ gạo... Để có thể tìm ra bữa ăn sống sót qua ngày và vì phải chạy đi tìm kiếm khắp nơi nên cách làm này sẽ có hơi tốn sức (dẫn đến chết đói). Có nhiều cách duyệt khác nhau như: Dùng nhiều vòng for If, else Đệ Quy, quay lui (Backtracking) Bitmask .... Giải thuật này thường rất hiệu quả với những bài toán có dữ liệu đầu vào nhỏ nhưng đối với các dữ liệu lớn hơn hay các bài toán phức tạp hơn sẽ tốn rất nhiều thời gian và đòi hỏi một lực code trâu bò để có thể vét cạn hết toàn bộ.

(MESEC) MỘT SỐ TRANG WEB LUYỆN TẬP OSINT CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

OSINT là một trong các mảng của hình thức Jeopardy CTF và đang dần tiếp cận được với nhiều người hơn bởi những lợi ích mà nó đem lại. Vậy OSINT là gì? OSINT (Open Source Intelligency) là thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ thông tin nào có thể được thu thập hợp pháp từ các nguồn công khai, miễn phí về một cá nhân hoặc tổ chức. Trên thực tế, bất cứ hoạt động nào thông qua Internet đều phải để lại các thông tin có thể thu thập được, từ thông tin về tên miền, máy chủ web, máy chủ e-mail đến các file tài liệu, bài thuyết trình, video, hình ảnh… và cả những bài post, comment, hashtag trên các mạng xã hội có liên quan đến từ khóa nào đó. OSINT cũng là công cụ mà giới tội phạm mạng dùng để nghiên cứu thông tin đối tượng mà họ nhắm tới trước khi tấn công. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại thì doanh nghiệp cũng có thể dùng để điều tra xác minh đối tác giao dịch qua mạng để phát hiện những dấu hiện khả nghi. Trong bài viết ngày hôm nay, MeSec sẽ đề xuất một vài trang web sẽ giúp cho bạn học tập và rèn luyện